Trồng riềng : Riềng thuộc họ gừng, lên khoa học là Alpinia offìcinamm, Hance. Riềng là loại cây có thể sống lâu năm, thân riềng phát triển từ củ. Củ riềng mọc ngang, kích thước lớn hơn củ nghệ. Củ chia làm nhiều nhánh. Ruột củ màu trắng có chỗ hơi vàng, nhiều chất xơ. Vỏ củ riềng có từng khoang, có khi còn có vảy mềm, màu đỏ nâu. Ở cuối mỗi nhánh đều có thể phát triển thành mầm. Thân riềng xốp, có nhiều vảy sát gốc có màu tía, càng lên trên càng xanh. Lá riềng không có cuống mà ôm sát vào thân, hình lá giống mũi mác. Lá riềng mọc thành 2 dãy so le nhau. Hoa riềng có màu trắng mọc từ ngọn cây. Hoa phân làm nhiều nhánh, nếu để lâu sẽ có quả. Quả riềng hình cầu có lông và có hạt.
Quy trình kỹ thuật trồng riềng được chia làm các bước như sau:
Bước 1 : Chọn giống
Chọn củ bánh tẻ, nhiều mầm, không xây xát,không sâu bệnh. Lượng giống: 1500-2000kg/ha, tùy theo kích cỡ củ giống.
Có 2 giống riềng cơ bản là củ riềng trắng và củ riềng đỏ.
Bước 2 : Chuẩn bị đất
Cây riềng là loại cây có thể trồng ở mọi nơi với độ cao từ 1m- 2500m2 so với mặt nước biển, như: đồi núi,vườn, sân bãi bạc màu, mặn cớm nắng…Nhưng trên đất xốp, nhiều mùn, nơi đủ ẩm, có nắng thì dong riềng phát triển mạnh, cho năng suất củ cao, phẩm chất tốt. Chính vì vậy, các vùng đất bãi, phù sa ven sông rất thích hợp nhất.
Củ riềng phát triển củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu do vậy làm đất phải chú ý cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ.
+ Nếu trồng củ riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc rộng khoảng 20cm x 20cm, sâu khoảng 20 x 25cm rồi trồng. đất hót ra để phía trên dốc, gặp mưa, màu dồn xuống hố, bổ xung thêm dinh dưỡng cho cây.
+ Nêú trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 140cm.
Bước 3 : Kỹ thuật trồng
- Thời vụ : Củ riềng được trồng từ tháng 2 đến tháng 5 tại miền Bắc, từ tháng 4-6 tại miền Nam, tốt nhất là đầu mùa mưa.
- Cách trồng: Củ riềng là do quá trình phình to của thân rễ mà thành. Do đó mật độ trồng có tác động đến sự sinh trưởng phát triển của thân lá và thân củ cây riềng.
- Mật độ trồng khoảng 30.000-40.000 cây/ha (tùy theo địa hình đất).
- Cách trồng: Sau khi xẻ rãnh hoặc bổ hốc xong, bón phân hữu cơ đã trộn với lân vào, phủ lớp đất mỏng, đặt củ vào, củ giống đặt sâu 12-15cm, mầm hướng lên và phủ lên trên lớp đất mỏng. Sau trồng nếu có rơm rạ phủ giữ ẩm mặt luống giữ ẩm là tốt nhất.
- Bón phân cho cây :Củ riềng là cây dễ trồng nhưng do thời gian sinh trưởng phát triển dài (280ngày) nên lượng phân cung cấp cho cây cần bón rải và hợp lý theo từng đợt thì sẽ cho năng suất cao. Nếu đất chua cần bón thêm vôi. Là loại cây ăn củ nên cây riềng cần nhiều phân kali, nhưng cũng cần phân đạm, lân và các nguyên tố vi lượng khác, tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng để bón. Phân có gốc sunphat tốt hơn gốc clorua.
Lượng phân (tính cho 1 ha):
Phân hữu cơ 10 -15 tấn : 200 kg N : 120 kg P205 : 200 kg K20
– Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và lân.
Bón thúc lần 1: Khi cấy 5-6 lá: Bón 1/3 đạm + 1/3 kali(Cây sinh trưởng phát triển và đẻ nhánh nhanh)
Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 30-45 ngày: Bón 1/3 lượng đạm, 1/3 kali (thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển)
Bón thúc lần 3: Sau lần 2 khoảng 50-60 ngày: Bón nốt số phân còn lại( Thúc đẩy củ phát triển)
Ngoài ra, muốn củ phát triển tốt nên dùng rơm rác, lá xanh… phủ gốc làm xốp đất, giữ ẩm cho củ ăn lên và cung cấp thức ăn cho cây.
- Thu hoạch: Khi thấy cây chững lại thân lá chuyển màu vàng, cây rạc dần, nhiều lá gần gốc đã khô là cây đã già có thể thu hoạch được (nếu thu hoạch sớm ảnh hưởng lớn đến năng suất ) sau khi trồng khoảng hơn 1 năm là có thể thu hoạch, vì cây riềng là cây lâu năm nên thời gian trồng càng lâu thì củ riềng càng lớn và cay. Củ riềng có thể phơi khô hoặc để ngâm làm rượu thuốc rất tốt.