Trồng ớt : Cây ớt có tên khoa học Capsium frutescens L; Capsium annuum L. thuộc họ Cà Solanaceae. Cây ớt là cây thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm, có nhiều cành, nhẵn; lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn; hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu… Quả ớt mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời, vị cay hoặc vị ngọt…. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh.
Cây ớt có nguồn gốc Nam Mỹ, bắt nguồn từ một số loài hoang dại, được thuần hóa và trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm.
Quy trình kỹ thuật trồng ớt được chia làm các bước như sau:
Bước 1 : Chọn giống
Một số giống ớt cay phổ biến đang trồng hiện nay: Ớt Sừng Trâu, Ớt lai TN 255, TN 256, ớt Chỉ thiên TN720, Ớt Hàn quốc TN-185, Ớt cay Ấn Độ TN-198, Ớt cay chỉ địa GN-10….. Có thể tự lấy giống ớt bằng cách chọn quả ớt già, to quả, không sâu bệnh để lấy hạt , sau đó ngâm qua trà hoa cúc hoặc oxy già để hạt được khỏe mạnh, hoặc cũng có thể mua cây giống về trồng. Tuy nhiên chúng tôi khuyên nên chọn hạt giống bán sẵn tại các cơ sở giống cây trồng uy tín, vì hạt giống ở đây đã được lựa chọn, qua khâu xử lý và có thể kháng bệnh tốt hơn.
Bước 2 : Chuẩn bị đất
Đất trồng ớt chọn đất tơi xốp thoáng khí, đất thoát nước tốt, có cơ cấu thoáng xốp như: Đất cát pha, đất thịt pha sét, đất phù sa ven sông và đất canh tác lúa, đất không hoặc ít nhiễm phèn mặn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, pH đất = 5,5-6,5. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (Plastic) để trồng ớt rất tốt. Dùng màng phủ nông nghiệp chiều ngang 1,2m trồng hàng đôi, làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm, phơi ải 10-15 ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m.(có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng đất). để tăng dưỡng chất và khử sạch vi khuẩn trong đất thì nên bón 1 lớp vôi và phân NPK .
Bước 3 : Kỹ thuật trồng
- Thời vụ : Những loại ớt trồng tại gia đình đều có thể trồng được quanh năm. Nhưng thời điểm cây phát triển tốt, ít sâu bệnh nhất là gieo hạt từ tháng 8 tháng 9 và trồng vào tháng 9 tháng 10. Sau khoảng 1 tới 2 tháng trồng nghĩa là từ tháng 12 tới tháng 1 thì bắt đầu thu hoạch. Vụ thu hoạch có thể kéo dài đến tận tháng 4 tháng 5 năm sau.
- Ngâm, ủ hạt giống: Lượng hạt giống cần cho 1ha tùy thuộc vào giống và tỷ lệ nảy mầm. tầm 150 – 200g/1ha. Khi mua hạt giống về cần ngâm trong nước sạch không bị phèn mặn từ 6- 8h, sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nâm Funomyl ) 1g thuốc pha với 1l nước) trong 30′. vớt lên rửa sạch để ráo nước, lấy khăn ẩm gói hạt lại và cho vào bao Nylon cột kín miệng để hạn chế bốc thoát hơi nước. sau đó đem gói giống ủ ở nhiệt độ từ 27 -28oC, hầu hết các giống ớt bắt đầu nảy maafmsau 48 giờ, hạt nào đã nứt mầm thì đem gieo, đừng để hạt ra rễ dài vì như vậy cây mầm sẽ yếu và khi gieo dễ bị gãy mầm.
- Gieo hạt : Gieo trong bầu nylon, bầu lá chuối hoặc bầu xốp, sau khi gieo hạt vào bầu, rải thêm 1 lớp mỏng phân chuồng loại sàng kỹ để lấp kín hạt, rải 1 lượt thuốc Basudin đề phòng kiến và dế, sâu đất phá hoại, tưới đẫm nước, giữ ẩm để hạt dễ nảy mầm. Chăm sóc cây con phải phòng trừ sâu bệnh thật tốt, nếu không có phân chuồng hoại thì có thể tưới NPK, DAP, Ure hoặc phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc…,
- Cách trồng: Khi cây có tầm 4 -5 lá thật ( sau 25 – 35 ngày gieo ), chọn những cây phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, có thể tiến hành đem trồng, mật độ khoảng cách trồng tùy thuộc vào giống, đất và khí hậu.. tuy nhiên không nên trồng quá dày, sẽ làm cây không đủ dinh dưỡng, ánh sáng, tạo ra nhiều sâu bệnh và giảm năng suất.
- Chăm sóc: Mùa mưa càn đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ, tưới rãnh ( tưới thấm ) là phương pháp tốt nhất và tiết kiện nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu tăng hiệu quả sử dụng phân bón.Trong thời gian cây ra hoa và kết trái cần cung cấp đủ nước để ngăn ngừa rụng bông rụng trái. Tưới quá ẩm hay để quá khô hạn dễ xảy ra các trường hợp sau: Rụng hoa, rụng trái; Cây phát triển kém; Giảm số bông, giảm chất lượng trái, năng suất thấp. tiến hành tỉa nhánh khi nắng ráo, tỉa cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt tán rộng và gốc được thông thoáng. Bắt đầu làm giàn cho cây, dàn được làm bằng dây nilon căng lên hai đầu đầu luống và , giàn giúp cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đổ ngã Cây ớt mang nhiều trái gặp gió mạnh dễ đổ ngã, nên cắm le (cây le dài khoảng 1m) chống đỡ, mỗi cây ớt cắm một cây le, cắm xiên buộc vào thân chính, có thể dùng dây nylon giăng dọc theo hàng để đỡ cành mang trái, hạn chế cành bị gãy khi mang trái nặng.
- Bón phân cho cây : Bón lót (Trước khi trồng): 50kg vôi và 500 -1.000kg phân chuồng hoai, 25kg super lân, 1,5kg Kali, 1kg Calcium nitrat, 5 – 7kg phân NPK (16-16-8). Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới, Bón phân thúc: Phân nên chia làm 4 lần bón: (Có thể kéo dài hơn tuỳ theo thời gian thu hoạch). Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
- Thu hoạch: Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu, trước khi chín, thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Thông thường từ 35 -40 ngày sau khi đậu trái có thể bắt đầu chín và thu hoạch được. Nếu chăm sóc tốt, phân bón đầy đủ, ớt có thể cho nhiều đợt trái, năng suất có khả năng đạt trung bình từ 25- 35 tấn / 1 ha hoặc cao hơn.